Đã từ lâu, suy nghĩ mặc định của phần lớn các nước về Việt Nam là một đất nước “chỉ gia công”. Trong giai đoạn đầu hội nhập nền kinh tế, với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công khá rẻ và các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, Việt Nam là điểm tìm kiếm những đơn vị gia công của nhiều công ty đa quốc gia trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với tỉ trọng ngành công nghiệp gia công của nước ta khá lớn.
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghe lời Bác dạy, chúng ta như tự thấy trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Trong bối cảnh của xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, lòng tự hào dân tộc được đánh thức bởi “trông người lại nghĩ đến ta”, khao khát cống hiến và nỗ lực để đánh dấu vị thế của đất nước trên trường quốc tế, thay đổi những quan điểm đã lạc hậu của thế giới về Việt Nam được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, “Việt Nam chỉ gia công” hoàn toàn là suy nghĩ mang tính chất duy ý chí. Thực tế chứng minh, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, trình độ tay nghề của lực lượng lao động ngày càng cao, Việt Nam đã nhận thức rõ chúng ta cần tự có hướng đi độc lập. Chúng ta đã sớm nhận ra còn gia công là còn bị động và muốn phát triển bền vững thì tiên quyết phải thoát cảnh thuần túy gia công. Hiệp định TTP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) được nhìn nhận như một cú hích trong nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó có ngành chế tác đồ da. Tuy nhiên, quan niệm “gia công thuần túy” là thách thức lớn nhất hiện nay với ngành chế tác da thủ công.
Tiên phong trong việc thách thức những khó khăn đó, người sáng lập thương hiệu – ông Cao Quynh không đi theo lối mòn cũ, thay vào đó, chọn cho mình một lối đi hoàn toàn riêng biệt. Khởi đầu, nghệ nhân Cao Quynh tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa và là một trong những học trò có thành tích xuất sắc nhất dưới sự dẫn dắt của Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa – họa sĩ đương đại nổi tiếng về nghệ thuật bố cục và khuôn hình. Sau khi tốt nghiệp, ông thử thách bản thân với một lĩnh vực mới – chế tác đồ da thủ công cao cấp với sứ mệnh đưa nghề da thủ công trở thành nghề tinh hoa của dân tộc.
Nghệ nhân Cao Quynh trong chặng đường này đã liên tục trau dồi kĩ thuật cũng như phát triển những kỹ nghệ chế tác mới. Sự tự tôi luyện cùng bản lĩnh dám nghĩ dám làm đã tạo nên một nghệ nhân đồ da thủ công cao cấp, điều mà rất ít thợ thủ công tại Việt Nam đi theo trong những năm đầu 2010 – năm chính thức sáng lập Quyn Handcrafted.
Có thể nói, ở Việt Nam, nghệ nhân Cao Quynh là một và duy nhất ở thời điểm đó cho đến tận bây giờ. Cho đến nay, ông đã dành nhiều năm cống hiến cho ngành nghề đồ da thủ công tại Việt Nam, vẫn tiếp tục nâng cao kĩ thuật cũng như dành thời gian để đào tạo các lớp nghệ nhân kế cận. Thương hiệu Quyn cũng được ông Cao Quynh sáng lập với sứ mệnh thay đổi cách nhìn dập khuôn của mọi người về đồ da gia công chất lượng thấp đến từ Việt Nam.
Nghệ thuật chế tác đồ da thủ công cao cấp Quyn cố gắng kể những câu chuyện tôn vinh những nghệ nhân Việt Nam khéo léo và đam mê. Đây được coi là “báu vật” của đồ da thủ công Việt Nam, hay “cẩm nang sống” về kỹ thuật cổ. Nói cách khác, đối với nghệ nhân Cao Quynh, Quyn chính là giấc mơ về sự tự hào của người Việt.
Trang Pham