Đơn giản là đỉnh cao của sự phức tạp.
“Để làm ra một thứ đơn giản, người ta phải làm rất nhiều điều phức tạp phía sau.” Vậy đơn giản ở đây phải hiểu là đơn giản phía người dùng, không phải đơn giản cho người làm sản phẩm. Thực tế, càng đơn giản cho người dùng bao nhiêu, càng phức tạp cho người thiết kế bấy nhiêu.
Thật khó để đặt một tên cho những cành lá sử dụng bởi nghệ nhân Việt Nam, chính nghệ nhân cũng không biết và họ đã biến cải hình dáng của cành lá theo trí tưởng tượng của mình. Tuy nhiên, có thể nêu lên chẳng hạn như lá lật hóa đầu rồng nhìn từ chính diện.
Trong các con thú đi vào nghệ thuật hoa văn trang trí Việt Nam, “tứ linh” (bốn con thú có quyền năng) chiếm hàng đầu. Ấy là long, lân, quy, phụng. Việc sử dụng tứ linh mang tính tôn giáo vì biểu thị của chúng là một bảo đảm về ảnh hưởng huyền bí tứ linh có sẵn những đức tính tiêu biểu.

Xuất hiện trên mặt khóa khắc thủ công của chế tác Ngọc An Nam, cảm hứng sáng tạo dựa trên Hoa văn Cung đình Huế được các nghệ nhân Quyn làm mới, thể hiện qua khía cạnh hoàn toàn khác biệt.
Có thể nói, ẩn chứa cả một khung cảnh phát triển tuần tự của nghệ thuật hoa văn trang trí Việt Nam xưa ngay tại cung đình Huế. Từ những chi tiết hoa văn kiểu hình học, chữ viết, đồ vật,… đến hoa lá, Tứ linh đều đại diện cho văn hóa và tín ngưỡng người đương thời. Trong đó, thế giới thực vật được các nghệ nhân trình bày trên hầu khắp các chất liệu, địa điểm. Không chỉ tứ quý “mai, liên, cúc, trúc” mà rất nhiều chủng loại cành lá, bông trái được sử dụng làm chất liệu sáng tạo, mang nhiều lớp ý nghĩa tượng trưng.
Mang những giá trị tinh thần đặc trưng của Việt Nam vào thiết kế sản phẩm, Quyn sử dụng mặt khóa hoa lấy cảm hứng từ nghệ thuật hoa văn trang trí cung đình Huế. Những hoa văn này được truyền tải một cách tinh tế và kín đáo thông qua góc nhìn và phương diện của những nghệ nhân thủ công, hướng đến nuôi dưỡng những giá trị tinh thần ngàn đời của người dân Việt.
Phương Anh.