Image render cho con người “nhìn thấy thế giới một cách xa”. Ở Quyn, Art Director không đơn thuần là đạo diễn hình ảnh mà chính xác hơn là người kể chuyện qua hình ảnh. Mỗi tác giả ở Quyn được tạo ra bởi sự hiểu biết và kỷ luật chặt chẽ ở tất cả các nhà quản lý. Khi cầm trên tay sản phẩm đã được hoàn thiện, người chụp ảnh phải hiểu tường tận các hãng chế tạo để gửi gắm những câu chuyện qua từng khung hình. Chính là tinh thần của sự hiểu biết tại Quyn.
Khi cầm trên tay sản phẩm đã được hoàn thiện, người chụp ảnh phải hiểu tường tận các khâu chế tác để rồi gửi gắm những câu chuyện đó qua từng khung hình. Đó chính là tinh thần của sự thấu hiểu tại Quyn.
Người nghệ sĩ cầm máy ảnh, để có được những tác phẩm “chất lượng” đều phải bắt nguồn từ cảm xúc. Nói đến cảm xúc là nói đến lĩnh vực sức mạnh tinh thần của con người. Khi một người nghệ sĩ không có cảm xúc nghệ thuật thì khó lòng tạo nên được tác phẩm nghệ thuật; bức ảnh đó thuần túy là sự sao chép hiện thực một cách lạnh lùng và chỉ có giá trị tư liệu. Từ cảm xúc cá nhân thông thường đi đến có một cảm xúc “thương hiệu”, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự đam mê và niềm tin vào thương hiệu này.
Tư duy nghệ thuật làm nền tảng cho cảm xúc nghiêng về sự vật cụ thể chứ không phải tư duy trừu tượng như văn học hay một số ngành nghệ thuật khác. Mọi người thường hình thành ấn tượng đầu tiên của họ chỉ trong vòng một nửa cái nháy mắt. Do đó, Art Director cần một tư duy nghệ thuật tuy ổn định nhưng không ngừng đổi mới. Bởi đổi mới chính là tạo ra những giá trị mới. Do đó, việc đầu tiên không thể thiếu mỗi sáng của “ Người kể chuyện” này chính là đọc báo, cập nhật xu hướng và sự vận mình của thời trang thế giới.
Đổi mới sáng tạo không chỉ nằm trong tư duy, mà bao gồm cả việc áp dụng tư duy đó vào thực tế. Trước khi bắt đầu chụp hình, Art Director thường dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ càng về thiết kế, tính toán hợp lý cách truyền đạt thông điệp riêng của mỗi sản phẩm. Trong quá trình tác nghiệp, Art Director phải xử lý và giải quyết một loạt các “thông số kỹ thuật” như các chế độ chụp bao gồm tốc độ, độ mở của ống kính, độ bắt sáng của bộ cảm biến (ISO)…cùng việc xử lý góc độ, bố cục, ánh sáng, thời điểm bấm máy… sao cho sản phẩm khúc chiết và trở nên có “hồn”, có tâm trạng và kể những câu chuyện về dấu ấn cá nhân của từng khách hàng.
Tiếp đó, công đoạn chỉnh ảnh cũng vô cùng quan trọng. Tiêu chí hàng đầu là truyền đạt chân thật nhất, lột tả độ cảm của da sao cho người xem cảm nhận qua thị giác mà tựa như đang chạm vào. Bởi vậy, trong khâu hậu kỳ, những tấm hình chỉ được xử lý ánh sáng qua lightroom, giữ đúng màu sắc, form dáng của sản phẩm.
Như vậy, chính sự thấu hiểu và cảm xúc nghệ thuật đã xây dựng lên một “người kể chuyện” lấy sứ mệnh chung làm sứ mệnh của riêng mình và nỗ lực thực hiện sứ mệnh đó. Có thể nói, nhiệm vụ của một Art Director tại Quyn là dệt nên những sợi tơ cảm xúc đầu tiên giữa sản phẩm và khách hàng.
Trang Pham